Trần Nguyên Hãn không thể tự mình khởi nghiệp

 

             Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Dòng dõi Trần Quang Khải

II) Trần nguyên Đán liên kết với Hồ Quí Ly

III) Trần Thúc Dao làm quan cho giặc Minh

IV) Họ Trần nhưng mất lòng dân

V) Không có lực lượng

VI) Trần Nguyên Hãn không thể tự mình khởi nghiệp

VII) Lưu lạc giang hồ với Nguyễn Trãi

VIII) Yết kiến vua Lê ở Lỗi Giang với tên giả

IX) Danh tiếng tốt hoàn toàn nhờ vào việc phò tá Lê Thái Tổ

X) Độ lượng vua Lê

__________________________________________

 

 

 

Vì Trần Nguyên Hãn là dòng dõi nhà Trần, nhiều người thời nay cho rằng Trần Nguyên Hãn phò tá vua Lê là một hân hạnh lớn lao cho Lê Thái Tổ.

Sự thực thì ngược lại, bởi vì :

1) Trần nguyên Đán liên kết với Hồ Quí Ly

2) Trần Thúc Dao làm quan cho giặc Minh

Trần Nguyên Hãn là dòng dõi nhà Trần nhưng dòng dõi nhàTrần này không tốt !

Ngược lại, Vua Lê Thái Tổ có Độ Lượng lớn lao. . .

 

 

 

I) Dòng dõi Trần Quang Khải

 

Trần Nguyên Hãn là dòng dõi Trần Quang Khải, con Trần Thái Tông.

Trần Thái Tông có ít nhất 4 người con trai : Hoảng (Thánh Tông), Quang Khải , Ích Tắc, Nhật Duật.

Ngoài ra , Thái Tông Trần Cảnh còn có một ngưới con hờ. Số là Thái Tông cướp vợ của anh (Trần Liễu), bà Thuận thiên lúc đó đang có thai 3 tháng. Sau, bà sinh ra một người con trai, Trần Cảnh nuôi làm con, với danh phận là con cả của Trần Cảnh , nhưng lại đặt tên là Quốc Khang để khẳng định rằng QK là con Trần Liễu, vì con Trần Liễu đều lấy tên đệm là Quốc. Nhưng ngôi vua về tay Hoảng là con thật của Trần Cảnh.

 

Dòng dõi Trần Quang Khải , đến cuối đời Trần là Trần Nguyên Đán. Trần Nguyên Hãn là cháu nội hay chắt của vị này (Theo sử sách xưa nay, thìTrần Nguyên Hãn là cháu nội , nhưng theo một gia phả trên Trang VN Gia Phả thì là chắt). Ông Trần Nguyên Hãn là con hay cháu nội của Trần Thúc Dao.

 

 

II) Trần nguyên Đán liên kết với Hồ Quí Ly

 

Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim :

{{   4. Ngh Tông Thất Chính.

Vua Ngh Tông tuy gi quyền chính tr, nhưng việc cũng do Quý Ly. Triều đình thì ch mặt xu nịnh, người nào cũng ch lo lấy thân thôi, việcớc an nguy thế nào không ai lo nghĩ đến. Những người tôn thất như Trần Nguyên Đán thấy quốc chính rời, xin v trí sĩ. Một hôm Thượng hoàng đến thăm bàn đến hậu s, Nguyên Đán tâu rằng: " Xin b h th nhà Minh như cha, yêuớc Chiêm Thành như con, thì quốc gia s không việc , lão thần chết cũng không hẩm !" Ấy là ch bàn những chuyện làm tôi t thôi, ch không chí muốn choớc mìnhờng thịnh. Nguyên Đán biết rằng Quý Ly sau này tấtớp ngôi nhà Trần, bèn kết làm thông gia, thế cho nên sau dòng dõi nhà Trần chết c, duy ch con cái nhà Nguyên Đán được phú quý thôi.

Ngh Tông Thượng Hoàng thì c m mịt, không biết ai trung ai nịnh, vẫnởng Quý Ly hết lòng với nhà vua, bèn cho Quý Ly gươm c ch đ rằng: "Văn Toàn Tài, Quân Thần Đồng Đức". Quý Ly làm thơ nôm dâng t.

   }}

 

Nhận xét:

1)Trần nguyên Đán liên kết với Hồ Quí Ly

2)Trần nguyên Đán chẳng phải người hiền, chỉ lo cho sự an nguy của bản thân và con cái mà thôi

 

 

III) Trần Thúc Dao làm quan cho giặc Minh

 

{{   [Giản Định Đế]

Giết bọn nguỵ quan Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu và thuộc hạ hơn 500 người. Trước đây, người Minh lấy tôn thất họ Trần là Trần Thúc Dao (là con Trần Nguyên Đán) giữ đất Diễn Châu, cựu tướng quân Trần Nhật Chiêu giữ đất Nghệ An. Đến đây, vua [Giản Định] lên ngôi, vì họ không đón rước trước nên bị giết.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thiên hạ đại loạn, nhân dân Nghệ An, Diễn Châu biết [9b] ai là chân chúa. Thúc Dao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân cũ, nhận quan tước của nhà Minh, giữ đất, trị dân, dân không theo có được không? Giết Thúc Dao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế là lại giết nhiều như vậy, sao gọi là quân nhân nghĩa được? Xem như Lê Tiệt và Lê Nguyên Đỉnh nhầm họp quân ở Hát Giang, mưu đánh úp Trùng Quang Đế, mà Trùng Quang Đế chỉ giết có Tiệt Đế và Nguyễn Đỉnh thôi, còn đều tha cả, so với Giản Định Đế thì đằng nào hơn?

   }}

 

Nhận xét:

1) Trần Thúc Dao làm quan cho giặc Minh

2) Giản Định Đế giết thuộc hạ Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu hơn 500 người.

 

 

IV) Họ Trần nhưng mất lòng dân

 

Có nhiều loại dòng dõi nhà Trần.

Trần Nguyên Hãn dòng dõi nhà Trần nhưng dòng dõi nhàTrần này không được  lòng dân.

Bởi vì :

1)Trần nguyên Đán liên kết với Hồ Quí Ly.

Dân ta thời đó rất ghét Hồ Quí Ly. Nhớ rằng quân Hồ Quí Ly rất đông, nhưng không đánh mà tan _vì Hồ Quí Ly không được lòng dân. Nhà Minh đã lấy nước ta, như lấy đồ trong túi.

2) Trần Thúc Dao làm quan cho giặc Minh (bị Giản Định Đế giết)

 

Vậy thì, dòng dõi nhà  Trần này của Trần Nguyên Hãn không được lòng dân . Nói đúng hơn, là bị dân ta ghét.

Trần Nguyên Hãn không thể tự mình khởi nghiệp

E rằng lúc đó, Trần Nguyên Hãn còn phải giấu tung tích !

 

 

V) Không có lực lượng

 

Trần Nguyên Hãn không có lực lượng

Sử chép : Giản Định Đế giết thuộc hạ Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu hơn 500 người.Có lẽ lúc đó, bao nhiêu thủ hạ thân tín của Trần Thúc Dao đều chết hết.

Chắc chắn rằng lúc đó, Trần Nguyên Hãn còn phải lẩn trốn! , vì bị nhà Hậu Trần truy sát.

 

 

VI) Trần Nguyên Hãn không thể tự mình khởi nghiệp

 

Trần Nguyên Hãn không thể tự mình khởi nghiệp

_dòng dõi nhà  Trần này của Trần Nguyên Hãn không được lòng dân

_Trần Nguyên Hãn không có lực lượng

 

Trần Nguyên Hãn khi ấy muốn lập công danh thì chỉ có thể :

_làm quan với nhà Minh.

_tìm chơn chúa. Mà không chắc chân chúa đã chấp nhận thu dùng Trần Nguyên Hãn !

 

 

VII) Lưu lạc giang hồ với Nguyễn Trãi

 

Trần Nguyên Hãn mới đầu lẩn trốn , vì bị nhà Hậu Trần truy sát. Sau, Trần Nguyên Hãn lưu lạc giang hồ với Nguyễn Trãi, để tìm chơn chúa.

Hoàn cảnh của Nguyễn Trãi cũng tương tợ :

_cha là Phi Khanh làm quan cho nhà Hồ

_bản thân là tiến sĩ nhà Hồ, làm quan lớn cho nhà Hồ

(Nguyễn Trãi bị bắt làm tù binh, Trương Phụ định giết ; nhưng Nguyễn Trãi được thượng thư Hoàng Phúc cứu).

Nhưng đỡ hơn Trần Nguyên Hãn nhiều vì không có cái khoản ‘tiền nhân làm quan cho giặc Minh’

 

Họ lưu lạc giang hồ , chỉ có hai người thôi, vì bao nhiêu thủ hạ thân tín của Trần Thúc Dao đều bị Giản Định Đế giết hết.

 

 

VIII) Yết kiến vua Lê ở Lỗi Giang với tên giả

 

Cuối cùng, họ đến yết kiến vua Lê ở Lỗi Giang.

Theo ‘Đinh tộc ngọc phả‘ (Trang Nhà Việt Nam Gia Phả), lúc đó là vào năm 1423 và với tên giả là Trần Văn , Trần Võ.

Việc dùng tên giả này rất có lý ; vì như đã nói ở trên họ tìm chơn chúa, mà không chắc chân chúa đã chấp nhận thu dùng

 

Trước khi vua Lê khởi nghĩa binh,họ có đến Lam Sơn dọ thám, nhưng họ bỏ đi có lẽ vì thấy vua lực lượng quá ít, quá yếu , không thể đánh lại nhà Minh.

 

 

IX) Danh tiếng tốt hoàn toàn nhờ vào việc phò tá Lê Thái Tổ

 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công, Trần Nguyên Hãn được phong làm Tả Tướng Quốc.

Trần Nguyên Hãn được lưu danh hậu thế là nhờ vậy

Danh tiếng tốt của Trần Nguyên Hãn hoàn toàn nhờ vào việc phò tá Lê Thái Tổ.

Tài năng Trần Nguyên Hãn được biết đến vì được vua Lê phong làm Tả Tướng Quốc.

 

Đọc lịch sử, tôi thấy Trần Nguyên Hãn chưa chứng tỏ tài năng gì để có thể được phong làm Tướng Quốc. Tôi đành lý luận như sau :

Xét về tài cầm quân thì ông Hãn không phải là tướng số 1. Thời đó , đệ nhất đại tướng là ông Lê Chích (Nguyễn Chích) !

Theo ý tôi, ông Hãn còn kém : Đinh Liệt, Nguyễn Xí, Trịnh Khả và nhất là ngôi sao sáng còn trẻ mới nổi tiếng là ông Lê Khôi (cháu gọi vua bằng chú).

Nhưng ông được chọn làm tướng quốc, vì chức này kiêm việc chánh trị. Đọc sử, ta không thấy ông giỏi chánh trị ; nhưng tôi tin vào tài dùng người của Lê Thái Tổ, có lẽ ông rất giỏi _lịch sử không biết đến, không ghi chép mà thôi !

Vả lại, lúc đó ông Lê Chích có lỗi, không được trọng dụng. (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không có ghi rõ là ông Lê Chích phạm lỗi gì).

Vì vua Lê Thái Tổ lấy võ công định thiên hạ, cho nên chỉ cần một kế sách đánh Nghệ An, thì ông Lê Chích cũng đủ làm tướng quốc. Nên nếu không phạm lỗi thì ông Lê Chích đã làm tướng quốc.

 

(Ông Lê Chích là người đức độ, trung thành, nên không oán vọng gì, ông tiếp tục phục vụ , cuối cùng được làm nguyên soái triều Nhân Tông).

 

Chú Thích 10-2007

 

Bài này , tôi viết theo ĐVSKTT (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)

Sau đó, tôi quyết định rằng ĐVSKTT đã bị nhà Mạc, , nhà Trịnh sửa đổi, thêm bớt :

       Đại Việt S Toàn Thư là quốc s của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà

 

và ông Trần Nguyên Hãn chẳng được phong làm Tướng-quốc :

       Ông Trần Nguyên Hãn không h được vua phong làmớng Quốc !

       ( ớng Quốcông Phạm Vấn Lưu Nhân Chú ! )

 

Trước khi viết hai bài này, tôi bắt buộc phải kể các chức tước theo ĐVSKTT.

Bây giờ có thể nói khác ĐVSKTT, song phải đưa ra lý do.

 

 

X) Độ lượng vua Lê

 

Độ lượng vua Lê :

_chấp nhận thu dùng Trần Nguyên Hãn, vào khoảng năm 1423

_năm 1429-1433, không tru diệt con cháu nhà Trần

_năm 1429-1433, không giết Trần Quốc Duy (con Trần Nguyên Hãn, cậu bé này đang ở trong tay vua)

_năm 1429-1433, không hài tội Trần Thúc Dao, Trần nguyên Đán (làm quan cho giặc Minh ,liên kết với Hồ Quí Ly)

_vẫn tin dùng Nguyễn Trãi.

 

Nên nhớ rằng từ năm 1429 cho đến khi băng hà, vua Thái Tổ vẫn nghĩ rằng Trần Nguyên Hãn có tội mưu phản. Một ông vua nào khác, chắc chắn sẽ :

_tru diệt con cháu nhà Trần

_cụ thể là giết ngay Trần Quốc Duy

_hài tội Trần Thúc Dao, Trần nguyên Đán (làm quan cho giặc Minh ,liên kết với Hồ Quí Ly) để biện minh thêm cho hành động của mình

 

Vua Thái Tổ không làm thế.

 

Vì Vua Thái Tổ có Độ Lượng lớn lao.

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Sách tham khảo

       Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê

       Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

       Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trãi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ

       Khâm Định Việt S Thông Giám Cương Mục, s quan triều Nguyễn

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

 

       Các nhà khoa bảng Việt nam, chủ biên Ngô Đức Thọ

 

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Ký , Tư Mã Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

 

       Thơ văn Lý Trần, Ủy ban khoa học xã hội Việt nam

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

 

 

       Trang Nhà Việt Nam Gia Phả http://www.vietnamgiapha.com/

 

 

Trang Nhà   Lê Anh Chí

-------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Thơ *

-------------------------------------

* Bài mới Trang LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

----------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học *

----------------------------------------------------