Ông Trần Quang Khải là người
Quyền cao Chức trọng nhất triều vua Trần
Thánh Tông, Trần Nhân Tông chớ chẳng phải Trần
Hưng Đạo. Lý do ? _-Rất giản dị !
Lê Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
I) Thân thế Trần Quang Khải
II) Thân thế Trần Quốc Tuấn
III) Năm 1261, triều vua Trần Thánh Tông, Chiêu Minh
đại vương Trần Quang Khải làm Thái Úy
IV) Năm 1271, triều vua Trần Thánh Tông, Trần Quang
Khải là Tướng Quốc Thái Úy
V) Năm 1282, triều vua Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải là Thượng Tướng Thái
Sư
VI) Năm 1283, triều vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng
Đạo làm Quốc Công Tiết Chế để đánh
giặc Mông Cổ
VII) Thắng trận, năm 1289, triều vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
được phong tước Đại vương
VIII) Suốt đời Trần Hưng Đạo, ông
chưa từng làm Tướng Quốc, chỉ làm Nguyên
soái tạm thời trong hai cuộc chiến
IX) Năm 1294, triều vua Trần Anh Tông, Trần Quang
Khải mất
X) Năm 1300, triều vua Trần Anh Tông, Trần Quốc
Tuấn mất, được truy tặng Thái Sư
XI) Lý do Ông Trần Quang Khải là
người Quyền cao Chức trọng nhất ?
_-Rất giản dị
XII)Trần Quốc Tuấn là con Trần Liễu, do đó bị
nghi kỵ
XIII) Chỗ sai lầm trong Việt Nam
Sử Lược. Cố tình
sai lầm ?
__________________________________________
TQK = Trần Quang Khải
TL = Trần Liễu
THD = Trần
Hưng Đạo = Trần Quốc Tuấn
NT = Nguyễn Trãi
ĐVSKTT = Đại Việt Sử Ký
Toàn Thư
LvH = Lê văn Hưu
NsL= Ngô sĩ Liên
VNSL =Việt Nam Sử Lược,
Trần Trọng Kim
TTK = Trần Trọng Kim
Rất nhiều người
đọc sử sách, tưởng lầm rằng Trần Hưng Đạo làm Thái
úy, Tướng Quốc, cho đến làm Thái Sư.
Đó là vì
Việt Nam Sử Lược đã viết sai như
vậy.
Sự thực, suốt đời Trần Hưng Đạo, ông
chưa từng làm Tướng Quốc, Thái úy, Thái Sư, chỉ
làm Nguyên soái tạm thời trong hai cuộc chiến mà
thôi . . .
I) Thân thế Trần Quang Khải
Trần Quang Khải là con Trần
Thái Tông. Trần Thái Tông có ít nhất 4 người con trai :
Hoảng (Thánh Tông), Quang Khải , Ích
Tắc, Nhật Duật.
Ngoài ra , Thái Tông
Trần Cảnh còn có một ngưới con hờ. Số
là Thái Tông cướp vợ của anh (Trần Liễu), bà
Thuận thiên Công chúa lúc đó đang có thai 3 tháng. Sau, bà sinh
ra một người con trai, Trần Cảnh nuôi làm con,
với danh phận là con cả của Trần Cảnh , nhưng lại đặt tên là
Quốc Khang để khẳng định rằng
Quốc Khang là con Trần Liễu, vì con Trần Liễu
đều lấy tên đệm là Quốc. Nhưng ngôi vua
về tay Hoảng là con thật của Trần Cảnh.
II) Thân thế Trần Quốc Tuấn
Trần
Quốc Tuấn là con Trần Liễu (Trần Liễu là
anh ruột của Thái Tông Trần Cảnh) .
Quốc Tuấn là tên thật, được phong làm
Hưng đạo Đaị Vương, nên thường
được gọi là Trần Hưng Đạo.
Vì mối
hờn bị Thái Tông cướp vợ, Trần Liễu
muốn cướp ngôi nhà Trần, muốn con mình thay mình
làm việc này, TL đã dụng công tốn sức
để đào tạo cho Trần Quốc Tuấn thành
một nhân vật có tài kinh bang tế thế (đủ
sức để cướp ngôi !). Do đó, TL đã
mời nhiều thầy về dạy dỗ THD.
III) Năm 1261, triều vua Trần Thánh Tông, Chiêu
Minh đại vương Trần Quang Khải làm Thái Úy
Năm 1261, triều vua Trần Thánh Tông, Chiêu Minh đại
vương Trần Quang Khải được làm Thái Úy.
Tước Chiêu Minh đại vương là tước
Trần Thánh Tông phong cho Trần Quang Khải, ngay từ khi
mới lên ngôi.
Trong các
triều đại của ta và Tàu, chức Thái Úy là
chức quan trọng nhất trong ba chức Thái Phó , Thái Úy, Thái Bảo, vì Thái Úy nắm binh
quyền. Có thể nói Thái Úy là Đại nguyên soái.
Thông
thường, Thái Phó là chức quan cao hơn Thái Úy.
Dưới triều Lê, Thái Úy là chức quan cao hơn Thái
Phó, Thái Bảo (xếp hạng như vậy thì hợp lý
hơn). Riêng vua Lê Thái Tổ dành chức Thái Úy để
truy tặng cho hai tướng mà vua thương yêu
nhất, đó là hai ông Lê Thạch và Lê Lai
IV) Năm 1271, triều vua Trần Thánh Tông,
Trần Quang Khải là Tướng Quốc Thái Úy
Năm 1271, triều vua Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải làm
Tướng Quốc Thái Úy. Tức là, ông nắm trọn
quyền chính trị và quân sự.
Đây là
chức Tướng Quốc và Nguyên Soái.
V) Năm 1282, triều vua Trần Nhân Tông, Trần
Quang Khải là Thượng Tướng Thái Sư
Năm 1282, triều vua Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải
được phong làm Thượng Tướng Thái Sư
:
_từ Thái Úy
lên Thái Sư
_Thái Sư là
chức quan cao nhất, không có chức nào hơn
được
_Thượng
Tướng là chức cao nhất trong quân ngũ
_dưới triều Trần
Thượng
Tướng Thái Sư ! TQK có chức quan cao nhất,
không có chức nào hơn được (Thái Sư), giữ
chức Thượng Tướng để nói rằng vị
Thái Sư này lúc nào cũng là nguyên soái.
Từ
thời điểm này, ĐVSKTT và VNSL mỗi khi nhắc
đến TQK, đều gọi ông là Thượng Tướng , một điều sai sót
lớn lao ; đáng lẽ phải gọi ông là Thái
Sư mới hợp lẽ
VI) Năm 1283, triều vua Trần Nhân Tông,
Trần Hưng Đạo làm Quốc Công Tiết Chế
để đánh giặc Mông Cổ
Năm 1283, triều vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
làm Quốc Công Tiết Chế , chức phong này để
THD điều động các vương hầu để
đánh giặc Mông Cổ
Để ý
rằng :
_với
chức Quốc Công Tiết Chế, THD có thể chỉ huy
các vương hầu, nhưng không thể chỉ huy Thái
Sư Thượng Tướng TQK. Mỗi khi muốn
điều động TQK, THD chỉ đề nghị
thôi, không thể ra lịnh được
_tước
Quốc Công có thể có nghĩa rằng lúc ấy, THD
chưa được phong vương
VII) Thắng trận, năm 1289, triều vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
được phong tước Đại vương
Thắng hai cuộc chiến, năm 1289, triều vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
được phong tước Đại vương. THD
được thưởng tước Đại
vương, không thấy ông được chức vụ
gì trong triều cả !
VIII) Suốt đời Trần Hưng Đạo, ông
chưa từng làm Tướng Quốc, chỉ làm Nguyên soái
tạm thời trong hai cuộc chiến
Rất nhiều người
đọc sử sách, tưởng rằng Trần Hưng Đạo làm
Tướng Quốc, và Nguyên soái .
Sự thực, suốt đời Trần Hưng Đạo, ông chưa từng
làm Tướng Quốc, chỉ làm Nguyên soái tạm
thời trong hai cuộc chiến mà thôi.
Không những
thế, không thấy ông được chức vụ gì
trong triều cả !
Điều đó không có nghĩa là ông
không có quyền : các vương hầu họ Trần ,
thời nhà Trần, có thái ấp, có quân đội, thủ
hạ riêng ; đều có thực quyền trong một
vùng
IX) Năm 1294, triều vua Trần Anh Tông,
Trần Quang Khải mất
Năm 1294, triều vua Trần Anh Tông, Trần Quang Khải mất.
Không thấy ĐVSKTT nói gì đến chức truy tặng
cho ông. Dù sao, ông đã làm quan cao nhất, chức truy
tặng thì đại khái cũng thế thôi.
X) Năm 1300, triều vua Trần Anh Tông,
Trần Quốc Tuấn mất, được truy
tặng Thái Sư
Năm 1300, triều vua Trần Anh Tông, Trần Quốc Tuấn
mất, được truy tặng vượt cấp,
chức Thái Sư :
==== ĐVSKTT :
Mùa thu, tháng 8, ngày 20,
Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất
ở phủ đệ Vạn Kiếp, được
tặng Thái sư thượng phụ thượng quốc
công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương ====
XI) Lý do Ông Trần Quang Khải là người Quyền cao Chức
trọng nhất ? _-Rất giản dị
Ông Trần Quang Khải là người Quyền cao Chức
trọng nhất bởi vì TQK là em ruột của Thánh Tông
và do đó là chú ruột của Trần Nhân Tông. Đây là
chính sách của nhà Trần : Quyền về tay các
vương thân thích nhất của vua.
Triều
Trần Nhân Tông, TQK làm đến Thái Sư, vì là chú vua :
chữ Sư có nghĩa là thầy, mà chú vua thì kể như
là thầy vua ; trong khi triều Thánh Tông ,
TQK làm đến Thái Úy là tối đa, vì ‘‘chỉ’’ là em
vua !
XII)Trần Quốc Tuấn là con Trần Liễu, do
đó bị nghi kỵ
TQK là Thái
Sư vì là chú vua Trần Nhân Tông.
Trần
Quốc Tuấn là con Trần Liễu, do đó là anh thúc bá
của Thánh Tông, cũng là thân thích nhưng
_không thân thích
bằng TQK
_bị nghi
kỵ, vì Trần Liễu từng khởi binh đánh Thái
Tông
THD bị
nghi kỵ ! Đây là một sự kiện hiển
nhiên ! Vì ông chưa từng làm Tướng Quốc, chỉ
làm Nguyên soái tạm thời trong hai cuộc chiến mà
thôi.
LvH , sử quan nhà Trần, binh vực
nhà Trần, nên cố tình che lấp sự nghi kỵ này. Còn
NsL không biết có để ý đến điều này hay
không ?
XIII) Chỗ sai lầm trong Việt Nam
Sử Lược. Cố tình sai lầm ?
1) Chỗ sai lầm trong
VNSL
=== VNSL :
Hưng Đạo Vương là
một danh tướng đệ nhất nước Nam,
đánh giặc Nguyên có công to với nước,
được phong làm Thái Sư, Thượng
Phụ, Thượng Quốc Công, Bình Bắc Đại
Nguyên Súy, Hưng Đạo Đại Vương. ====
Chữ phong này ,
trong đoạn văn trên là SAI !
Bởi vì Trần Quốc Tuấn mất, được truy
tặng chức Thái Sư, còn suốt đời Trần Hưng Đạo, ông
chưa từng làm Tướng Quốc, chưa từng làm
Thái Sư, chưa từng làm Thái Úy.
Không những
thế, không thấy ông được chức vụ gì
trong triều cả ! , chỉ làm Nguyên soái tạm
thời trong hai cuộc chiến mà thôi.
Chỗ sai lầm này trong VNSL,
a) làm cho hầu hết mọi
người tưởng lầm rằng Trần Hưng Đạo làm Thái
Sư ,Tướng Quốc, và Nguyên soái
b) làm cho hầu hết mọi
người tưởng lầm rằng vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân
Tông trọng dụng THD, không hề nghi kỵ THD ;
rằng triều vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông vua tôi
đề huề hoàn toàn tin cẩn lẫn nhau
Sự thực thì chẳng phải
như vậy : vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông nghi kỵ THD !
Và hai vua Trần nghĩ rằng họ
đối xử như vậy là đã quá tốt
rồi !
2) TTK đã cố tình sai lầm ?
Tôi nghĩ rằng Trần Trọng Kim
đã cố tình sai lầm:
_-ông thừa biết rằng Trần Quốc Tuấn mất,
được truy tặng chức Thái Sư, truy
tặng chớ chẳng phải ‘phong’
_-ông muốn tôn vinh THD, nên ‘phong’ THD chức tước
như thế
_-ông thiên vị nhà Trần, muốn
thiên hạ nghĩ rằng triều vua Trần Thánh Tông ,
Trần Nhân Tông vua tôi đề huề hoàn toàn tin cẩn
lẫn nhau
Tôi khẳng định như vậy,
vì đã nhận xét thấy rằng Trần Trọng Kim
đã cố tình viết sai ở nhiều nơi. Kể ra
đây hai điều sai trái lớn lao :
a) TTK đã cố tình ‘phong’ Nguyễn Trãi làm văn ban đệ nhất
công thần. Khó lòng mà nghĩ rằng TTK không biết
rằng Lê văn Linh là văn ban đệ nhất công
thần nhà Lê
(TTK đã viết sai rất nhiều
về sử nhà Lê, tôi sẽ có một bài viết về
việc này)
b) TTK tuy khen Quang Trung là anh hùng, nhưng
lại viết rằng Gia Long đem các tướng sĩ
Tây Sơn ‘‘ra tận pháp trường xử trị’’.
Thật là khủng khiếp !!! làm như những
cực hình mà Gia Long dùng là đúng là phải vậy ! à
mà sao lại ‘‘ra tận pháp trường’’ ?
nếu không ‘‘ra pháp trường’’, thì mang đi đâu hành
hình ? _-Quái dị và khủng khiếp !!!
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Sách tham khảo
Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư, Sử quan đời Trần
và Lê (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà
Trịnh)
Đại
Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn
Lam
Sơn Thực Lục, Nguyễn Trãi viết theo lời
kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)
Bình
Ngô Đại Cáo, vua Lê Thái Tổ
Việt
Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung
Việt
sử Tiêu án, Ngô Thì Sĩ
Đại
Việt Sử Lựơc, tác giả khuyết danh
(thời Trần Phế Đế)
Khâm Định Việt Sử
Thông Giám Cương Mục, sử quan triều Nguyễn
Hoàng
Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái
Lịch
triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú
Việt
Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim
Các nhà
khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên),
Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi
Việt
Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm
Nguyễn
Trãi Toàn Tập, Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân,
Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch
Đông Châu Liệt
Quốc
Hán Sở Tranh Hùng
Sử
Ký , Tư Mã Thiên
Tam
Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả
Tử Vi Lang
Tôn
Tử Binh Pháp, Tôn Tử
Ngô
Tử Binh Pháp, Ngô Khởi
Thái
Công Binh Pháp
*
*
TrangNhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com
Mục Lục Vua Lê Thái
Tổ giỏi hơn Gia Cát Lượng
Mục Lục Vua Lê Thái Tổ không hề giết hại công
thần
Mục Lục Vua Lê Thái
Tổ là bậc thánh vương
Mục
Lục Danh Tướng của vua Lê
Thái Tổ
Mục
Lục ‘Đại Việt Sử Ký Toàn Thư quốc sử nhà Trịnh’
------------------------------------------------------
* Việt Sử, Văn Học 1 * Việt
Sử, Văn Học 2 * Thơ
*
-----------------------------------------------------------
* Trang Chính * Bài
mới LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *
--------------------------------------------------------------------------
* Mục Lục * Nối kết Phật Pháp * Lê Gia * Nối
kết Văn Học * Bài
Xưa *
--------------------------------------------------------------------------
*
Liên Kết
TrangNhà Kiến Tánh:
* Trang Chính
* M
ụ c L ụ c * Đoản
Luận * Thơ *Bài
mới Kiến Tánh *