Gió mùa xuân là gió . . . đông
Lê
Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
I) Hoa đào năm ngoái còn cười
gió đông (Nguyễn Du)
II) Đào hoa y cựu tiếu đông
phong (Thôi Hộ)
III) Chỉ thiếu gió đông (Tam
Quốc)
IV) Gió mùa xuân là gió . . . đông
V) Phi xa bất đông
VI) Gió mùa đông là gió bấc
VII) Gió mùa thu là gió tây
VIII) Gió mùa hè là gió nồm
IX) Giải thích bởi thuyết
Ngũ hành
X) Đông Quân là Chúa Xuân !
__________________________________________
I) Hoa đào năm ngoái còn cười
gió đông (Nguyễn Du)
Hai câu thơ trong Kiều, tả
cảnh chàng Kim tìm Kiều , mà tìm không thấy :
Trước
sau nào thấy bóng người,
Hoa
đào năm ngoái còn cười gió đông
(Nguyễn
Du)
‘năm ngoái’, chàng Kim gặp Kiều,
vào tiết Thanh Minh, mùa xuân
‘Hoa đào’ : mùa xuân
Như vậy,
gió
đông = chẳng phải gió mùa đông mà là gió từ
phương đông lại
II) Đào hoa y cựu tiếu đông
phong (Thôi Hộ)
Thôi Hộ đời Đường,
vào tiết Thanh minh, tìm người đẹp đã
gặp gỡ năm trước , tìm không thấy, nhân
đó mà làm bài thơ:
Khứ
niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa
tương ánh hồng
Nhân
diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu
đông phong
Đào hoa y cựu tiếu đông
phong !
có thể nói Nguyễn Du đã dịch
câu này thành :
Hoa
đào năm ngoái còn cười gió đông
‘năm ngoái’, chàng Thôi gặp
người đẹp, vào tiết Thanh Minh, mùa xuân
‘Hoa đào’ : mùa xuân
Như vậy,
đông
phong = gió đông = chẳng phải gió mùa đông mà là gió
từ phương đông lại
III) Chỉ thiếu gió đông (Tam
Quốc)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa :
Gia Cát
Lượng ‘nói’ với Chu Du :
Muốn
đánh Tào Công
Phải
dùng hỏa công
Muôn
việc đã đủ
Chỉ
thiếu gió đông
Lúc ấy vào mùa đông, nên chẳng có
gió đông ! Vì gió đông chẳng phải gió mùa đông
mà là gió từ phương đông lại.
IV) Gió mùa xuân là gió . . . đông
Gió mùa xuân là gió . . . đông, vì gió
đông hay đông phong là gió từ phương đông
lại.
Khi xưa, khi ta còn dùng chữ Hán và
chữ Nôm thì không có vấn đề : hai chữ
đông (mùa đông và phương đông) viết khác nhau.
Do đó, gió đông hay đông phong đều rõ
nghĩa : đông là phương đông, gió đông hay
đông phong là gió từ phương đông lại.
V) Phi xa bất đông
Giai thoại:
Ông Lê
Quí Đôn (LQĐ) đi sứ, có ân với một ông quan
Tàu. Ông Tàu nói rằng số LQĐ sẽ bị cách
chức, nhưng ông ta sẽ có mẹo làm cho LQĐ
được phục chức.
Sau
đó, LQĐ quả bị cách chức (vì liên hệ
đến một vụ thi cử gian lận). Và có sứ
Tàu qua, đố ta với bốn chữ ‘‘Phi xa bất
đông’’ (chẳng xe, chẳng (phương) đông).
Cả triều đình chẳng ai hiểu ý tứ ra làm sao,
rốt cuộc chúa Trịnh phải vời LQĐ vào
triều hỏi (vì LQĐ đỗ Bảng Nhãn, nổi
tiếng thông minh, mẫn tiệp và hay chữ nhất) .
LQĐ bèn bảo rằng đó là Tàu
họ đố chữ, và đó là chữ Điền
(chữ Xa và chữ Đông viết gần giống nhau,
bỏ đi mộ số nét của cả hai chữ, thì
cùng còn lại chữ Điền).
Người Tàu chấp nhận
lời giải này là đúng.
Do công này mà LQĐ được
phục chức.
Chữ Đông trong Giai thoại này là
phương Đông và chữ Đông này viết giống
giống chữ Xa, mà chữ Xa thì ai cũng biết :
đó là con Xe trong bàn cờ tướng.
Ta rút tỉa từ Giai thoại này
một điều ( cho những người biết
rất ít chữ Hán, như tôi) là: ta có thể phân biệt
được hai chữ đông (mùa đông và phương
đông), nhờ vào chỗ chữ Đông (phương) này
viết giống giống chữ Xa, còn(mùa) đông thì
viết khác xa !
VI) Gió mùa đông là gió bấc
Gió mùa đông là gió bấc , gió từ
phương bắc lại.
Bài ‘‘Đông từ’’ của Liễu
Hạnh Công Chúa có câu :
Gió
bấc căm căm tuyết mịt mùng
VII) Gió mùa thu là gió tây
Gió mùa thu là gió tây, gió từ
phương tây lại.
Bài ‘‘Thu dạ khách cảm II’’ của
Nguyễn Trãi , có câu
Tây
phong hám thụ hưởng đề tranh
(Gió
tây lay cây , âm vang vang)
VIII) Gió mùa hè là gió nồm
Gió mùa hè là gió nồm, gió từ
phương nam lại.
Tôi viết bài này, ở Ba Lê vào mùa hè và
có làm một thí nghiệm nhỏ : lấy một tờ
khăn giấy, để ra trước cửa sổ,
nhìn vào tờ khăn giấy này, thấy ngay rằng gió
lồng lộng thổi từ phương nam lại. Xem
thế, thì ở Âu Châu, mùa hè cũng có gió nồm.
IX) Giải thích bởi thuyết
Ngũ hành
Giải thích bởi thuyết Ngũ
hành phương hướng gió như sau :
_Xuân thuộc Mộc, phương
Đông thuộc Mộc, do đó gió mùa Xuân là gió Đông
_Hạ thuộc Hỏa, phương
Nam thuộc Hỏa, do đó gió mùa hè là gió nồm (Nam)
_Thu thuộc Kim, phương Tây
thuộc Kim, do đó gió mùa Thu là gió Tây
_Đông thuộc Thủy, phương
Bắc thuộc Thủy, do đó gió mùa đông là gió bấc
(Bắc)
X) Đông Quân là Chúa Xuân !
Đông Quân là vua thần phương
đông, là thần Thái Dương
Do đó,
Đông
Quân là Chúa Xuân !
Bài Tích Cảnh Thi XII của Nguyễn
Trãi :
Lầu
xanh từ thấy khách thi nhân
Vì
cảnh lòng người tiếc cảnh xuân
Mới
trách thanh đồng tin diễn đến
Bởi
chưng hệ chúa Đông Quân
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Sách tham khảo
Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư, Sử quan đời Trần
và Lê Trịnh
Đại
Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn
Lam
Sơn Thực Lục, Nguyễn Trãi viết theo lời
kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương
Mục, sử quan triều Nguyễn
Hoàng
Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái
Lịch
triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú
Việt
Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim
Các nhà
khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên),
Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi
Việt
Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm
Nguyễn
Trãi Toàn Tập, Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân,
Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch
Kim Vân
Kiều, Nguyễn Du
Tam
Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả
Tử Vi Lang
*
*
Trang Nhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com
--------------------------------------------------
* Trang Chính
* Việt
Sử, Văn Học *
Thơ *
-----------------------------------------------------------
* Mục Lục * Bài
mới LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *
-----------------------------------------------------------
* Nối kết Phật Pháp * Lê
Gia * Nối kết
Văn Học * Bài Xưa *
------------------------------------------------------------------