Vua Lê Thái Tổ dụng binh như thần,
giỏi hơn và đức độ hơn Gia Cát
Lượng 2
(Vua Lê Thái Tổ và các võ tướng cứu
nước, giữ nước suốt 55 năm (1416-1471))
Lê Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
VI) Gia Cát Lượng kỳ thị các
võ tướng
VII) Vua Lê Thái Tổ có tài huấn
luyện võ tướng
VIII) Vua Lê Thái Tổ và các võ
tướng cứu nước, giữ nước
suốt 55 năm (1416-1471)
IX) Vua Lê Thái Tổ dùng người
đúng chỗ, Gia Cát Lượng thất thủ Nhai
Đình
X) Vua Lê Thái Tổ giỏi chiến
lược hơn Gia Cát Lượng
XI) Mưu mẹo mai phục thần
kỳ
[Còn
Tiếp]
__________________________________________
ĐVSKTT = Đại Việt Sử Ký
Toàn Thư
GCL = Khổng Minh Gia Cát Lượng
Võ nghiệp của Vua Lê Thái Tổ
không phải chỉ ở chỗ cứu dân nước ra
khỏi ách bạo tàn của giặc Minh, mà còn phải
kể đến công trình
giữ gìn cương thổ :
_ Vua Lê
Thái Tổ và các võ tướng đã cứu nước,
giữ nước suốt 55 năm (1416-1471)
Vì Vua Lê Thái Tổ tuyển dụng và
huấn luyện 90 đại tướng tài ba. Những
vị này cứu nước, giữ nước suốt 55
năm, trải 4 triều vua.
(Thật
là xưa nay chưa từng có !)
Xưa nay chưa từng có vì
thường khi một vị vua tài năng quán thế
mất đi, các võ tướng như rắn mất
đầu, để cơ nghiệp nghiêng ngả và có khi
chém giết lẫn nhau hoặc mưu toan cướp ngôi.
Như trường hợp các vua: Ngô vương Quyền,
Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung.
Các tướng
Lam Sơn, được Vua Lê
Thái Tổ tuyển dụng , huấn luyện và trọng
đãi , đã rất trung thành và đã tỏ rõ tài
lược thao suốt 40 năm sau khi Thái Tổ băng hà.
Các vị này đã chống quân Chiêm Thành , Ai Lao, các dân
tộc thiểu số , một cách dễ dàng.
Riêng nói về Chiêm Thành :
Nhớ rằng thời đó, Chiêm Thành rất
mạnh. Cuối
đời Trần, quân Chiêm vào
Thăng Long như vào chỗ không
người.
Vậy mà , hai
tướng Lê Khôi , Lê Chích
(Nguyễn Chích), lần lượt trấn thủ miền nam, đã
đánh bại quân Chiêm Thành dễ
dàng, như bỡn. và
cuối cùng Chiêm Thành bị
ta tiêu diệt cũng bởi tay võ tướng
Lam Sơn. . .
Cho nên, diệt Chiêm Thành thời Thánh tông cũng
có thể xem là võ nghiệp
của Vua Lê Thái Tổ.
Thật là Võ nghiệp vĩ
đại xưa nay chưa từng có !
VI) Gia Cát Lượng kỳ thị các
võ tướng
Gia Cát Lượng kỳ thị các võ
tướng. Điều này có thể thấy rõ trong hai
sự kiện :
1) Trấn thủ NĐ (Nhai Đình)
GCL nhất định sai một quan
văn, đi trấn thủ NĐ.
_Mã Thốc được phái đi
giữ Nhai Đình (NĐ).
_trước khi NĐ thất thủ
, biết cách đóng quân của Mã Thốc, GCL định
sai Dương Nghi , một quan văn, đi thay thế Mã
Thốc.
Rõ ràng là GCL nghĩ rằng các võ
tướng của GCL đều vô dụng.
Thời Tam Quốc là thời anh hùng mã
thượng, GCL xem thường võ tướng của mình
như vậy, thì làm sao chinh phực được Trung
nguyên?
2) Từ ngày ra giúp Lưu Bị
đến ngày bắt đầu chinh phạt Trung nguyên,
trong 20 năm trời, GCL không hề tuyển dụng
được một đại tướng nào.
Tất cả các đại
tướng đều do Lưu Bị tuyển dụng và
để lại :
_Ngụy Diênđược dùng
ngược với ý GCL, vì ngay từ đầu, GCL đã
muốn giết Ngụy Diên.
_hai tướng trẻ Quan Hưng ,
Trương Bào ( con của Quan Công Trương Phi) cũng
do Lưu Bị tuyển dụng
_lúc ấy Ngũ Hổ Đại
Tướng đã chết cả, chỉ còn Triệu
Tử Long. Vị tướng già uy dũng này, dĩ nhiên
cũng do Lưu Bị tuyển dụng.
VII) Vua Lê Thái Tổ có tài huấn
luyện võ tướng
Vua Lê Thái Tổ có đến 90
đại tướng tài ba.
Vua Lê Thái Tổ đã tuyển dụng
nhiều và có tài huấn luyện võ tướng .
Trước khi khởi nghĩa, nhà vua đã huấn luyện người
thân và gia đinh của vua trở thành đại
tướng .
(Học trò lỗi lạc của vua là
hai ông Lê Khôi và Nguyễn Xí)
Từ khi khởi nghĩa
,trước mỗi trận đánh vua Lê
đều giảng binh pháp cho tướng sĩ.
Các tướng võ biền do đó
đều hiểu lược thao.
Các tướng đã biết
lược thao, càng giỏi hơn.
Lại thêm kinh
nghiệm chiến
đấu mấy năm đầu gian khổ
Nhờ vậy,
tướng của vua Lê Thái Tổ có
thể giữ gìn cương thổ trải qua các triều đại Thái, Nhân, Thánh tông
. . . .
VIII) Vua Lê Thái Tổ và các võ
tướng cứu nước, giữ nước
suốt 55 năm (1416-1471)
1) Võ nghiệp của Vua Lê Thái Tổ
không phải chỉ ở chỗ cứu dân nước ra
khỏi ách bạo tàn của giặc Minh, mà còn phải
kể đến công trình
giữ nước đối với Chiêm Thành , Ai
Lao :
Vua Lê
Thái Tổ và các võ tướng đã cứu nước,
giữ nước suốt 55 năm (1416-1471)
Nhớ rằng thời đó, Chiêm Thành rất
mạnh. Cuối
đời Trần, quân Chiêm vào
Thăng Long như vào chỗ không
người. Ai Lao, các
dân tộc thiểu số cũng hay động binh.
Ngoài ra vẫn cần đề phòng nhà Minh :
giặc Minh không đánh ta , vì thấy
quân lực ta cường thịnh.
90 đại tướng của Thái Tổ, giữ gìn cương thổ suốt 4 triều vua.
Nói riêng về Chiêm Thành.
Người Chiêm Thành lúc đó
chẳng xem ta ra gì ( họ
chỉ sợ quân Minh). Ta vừa được
độc lập,
là họ lăm le xâm lăng. Thời Thái, Nhân tông,
hai danh tướng lần lượt trấn thủ miền Nam là Lê
Khôi, Lê Chích (Nguyễn Chích), đã đánh bại quân Chiêm dễ
dàng. Có lần đại binh Chiêm thình lình
đánh úp, ta ít quân hơn mà vẫn thắng. Nhớ rằng thời đó, Chiêm Thành rất mạnh.
Đến thời Thánh tông, nước ta có cuộc Nam tiến , đánh diệt Chiêm Thành. Nguyên soái
của chiến dịch này là Đinh Liệt, tướng của Thái Tổ.
Cho nên, diệt Chiêm Thành thời Thánh tông cũng
có thể xem là võ nghiệp
của Vua Lê Thái Tổ.
Thật là Võ nghiệp vĩ
đại xưa nay chưa từng có !
2) Tính từ năm
1416, hội thề Lũng Nhai đến ngày thái
sư Đinh Liệt
từ trần (1471)
là 55 năm.
3) Vua Lê Thái Tổ hậu đãi công
thần và có tài huấn luyện võ tướng, đã
để lại cho các triều sau, những đại
tướng tài ba.
Khác hẳn với Lưu Bang, không có
tướng tài, phải triều cống Hung Nô. Các vua Hán
về sau cũng cứ phải nộp mỹ nữ cho Hung
Nô. ( nên mói có chuyện Chiêu Quân cống Hồ). Đó là
hậu quả của sự giết hại công thần và
sự bất tài của Lưu Bang.
GCL cũng chẳng huấn luyện
được viên tướng nào ; may mà khi chinh
phạt Trung nguyên lần đầu đã thu hàng
được Khương Duy. Nhưng Khương Duy
cũng phải gánh cái hậu quả ‘‘không đại
tướng’’ này : 8 lần đánh Ngụy, không có
đại tướng nào khả dĩ làm tiên phong:
Thục
Trung vô đại tướng
Liêu
Hóa tác tiên phong!
nên
tướng võ nghệ hàng nhị lưu là Liêu Hóa làm
tiên phong!
4) Vua Lê Thái Tổ tuyển dụng và
huấn luyện 90 đại tướng tài ba. Những
vị này cứu nước, giữ nước suốt 55
năm, trải 4 triều vua.
Đây là trường hợp hãn
hữu, độc nhất vô nhị trong lịch sử
thế giới.
Vua Lê Thái Tổ là bậc đại anh hùng
tài năng quán thế, nhà vua đã
huấn luyện được 90 đại tướng
, làm tôi lương đống của quốc gia,
đến 4 triều vua.
Họ đã giữ gìn cương
thổ, dẹp nội lọan suốt 55 năm. Cho
đến việc tiêu diệt Chiêm Thành
thời Thánh tông cũng có thể xem
là võ nghiệp của Vua Lê Thái Tổ.
Thật là Võ nghiệp vĩ đại
xưa nay chưa từng có !
IX) Vua Lê Thái Tổ dùng người
đúng chỗ, Gia Cát Lượng thất thủ Nhai
Đình
Tư Mã Ý tiến quân đến
NĐ ; sau khi đem 100 quân kỵ, đến dọ
thám, hỏi các tướng xem ai trấn thủ NĐ,
được biết là Mã Thốc, bèn phê rằng :’Tên
ấy chỉ có hư danh, té ra không tài cán gì !’. Rồi
phán tiếp ‘‘GCL dùng người như thế tránh sao
khỏi hỏng việc’’
Thật vậy, dùng một văn nhân
chưa từng cầm quân, trấn giữ chỗ then
chốt như vậy, thật là cẩu thả !
Còn Vua Lê Thái Tổ ta thì dùng
người bao giờ cũng đúng chỗ :
_Vua chưa hề cho Nguyễn Trãi
cầm quân đánh một trận nào
_Lê văn Linh có đi đánh trận,
nhưng phải có một đại tướng theo giúp
_Riêng ông quan văn Bùi Quốc Hưng
thì đã từng một mình cầm quân, có lẽ vì Bùi
Quốc Hưng văn võ toàn tài
_Khi vua ta vây Nghệ An, chia quân cho các
tướng đánh ra bốn phương, thì đó là
lần đầu tiên các tướng ra trận mà không có
vua trực tiếp chỉ huy, vậy mà trận nào cũng
thành công vẻ vang.
X) Vua Lê Thái Tổ giỏi chiến
lược hơn Gia Cát Lượng
Sáu lần chinh phạt Trung Nguyên
của GCL (‘lục xuất Kỳ Sơn’) đều
phạm một lỗi lớn : chiến lược
kém.
Chỉ cần nhìn bản đồ
Trung Hoa , ta thấy Ngụy Diên nói đúng : ‘‘Cứ lò dò
ra Kỳ Sơn thì đời nào chiếm được
Trung Nguyên!’’. Kỳ Sơn cách xa Lạc Dương, Hứa
Đô hơn nghìn dặm. Nếu thắng ở Kỳ
Sơn, kéo đi đánh Lạc Dương, thì chừng nào
mới tới ? . Lúc ấy chỉ cần một
đại tướng Ngụy, khả dĩ cầm chân
được GCL, thì GCL chẳng đời nào chiếm
được Trung Nguyên !
Sự thực thì kế hoạch ra
Kỳ Sơn cũng có thể dùng được , nhưng
lúc đó thì phải chiếm Ung , Lương, Quan trung làm
bàn đạp , đặt quan cai trị dòm ngó Trung Nguyên (
như ngày xưa Hàn Tín chiếm Tam Tần vậy).
Lúc đánh Trung Nguyên lần thứ
nhất, GCL có thể chiếm Ung , Lương, Quan trung vì
Tư Mã Ý chưa cầm quân.
Có thể nói đây là kế sách tự
nhiên nhất, trong sự tranh bá đồ vương. GCL
dĩ nhiên cũng biết kế sách này. Vậy thì tại
sao GCL không làm ?
Câu trả lời rất giản
dị :
_Vì GCL không có tướng nào có thể
chiếm ULQ ( Ung , Lương, Quan trung) ,cai trị và phòng
giữ
Nói đúng hơn, vì GCL không tin có
đại tướng nàocủa GCL có thể làm
được chuyện này !
Đây là khuyết điểm muôn
đời của GCL : không có đại tướng
hoặc không tín nhiệm đại tướng của
mình.
Chính ra thì :
_ Triệu Tử Long kết hợp
với tham mưu Đặng Chi có thể cáng đáng
được việc này. Vấn đề là Triệu
Tử Long đã 70 tuổi, khó lòng sống mãi với
nhiệm sở.
_ Ngụy Diên có thể đảm
đương việc ULQ, nhất là Ngụy Diên có kinh
nghiệm làm Hán trung Thái thú. Nhưng GCL ghét và nghi ngờ
Ngụy Diên, không bao giờ để Ngụy Diên giữ
trọng trách này.
Vua Lê Thái Tổ giỏi chiến
lược hơn Gia Cát Lượng. Vừa vây Nghệ An,
vừa mộ binh. Khi thấy quân lính có thể chiến
đấu được vua liền chia quân cho các
tướng đánh ra bốn phương (đó là lần
đầu tiên các tướng ra trận mà không có vua
trực tiếp chỉ huy) :
_trước hết củng cố
căn cứ Thanh Hóa: đánh thẳng vào thành Tây Đô,
nhưng không tìm cách hạ thành, mà chỉ thị uy rồi
vây thành (thế là trừ thành Tây Đô ra, ta làm chủ Thanh
Hóa)
_đánh xuống miền nam,
_đánh thẳng vào thành Đông Đô
_đánh chung quanh Đông Đô
_riêng vua lại trở về Thanh Hóa
củng cố căn cứ, tiếp kiến chúng dân
(chuyện cần làm đối với một lãnh tụ
nghĩa quân)
_( những cánh quân này không xuất phát
cùng một lúc, mà lần lượt trước sau, tùy vào
binh tình của giặc ở trong thành Nghệ An , Đông
Đô, và tùy sự mộ binh tuyển binh của vua ta).
Chiến lược nhà vua lúc ấy
rất giản dị : củng cố căn cứ và
chụp lấy thời cơ mà bình định đất
nước.
Điểm đặc biệt :
_thấy có thể bình định
được, nhà vua bèn đánh liền
_lần đầu tiên các tướng
ra trận mà không có vua trực tiếp chỉ huy
_Vua Lê Thái Tổ tín nhiệm các tướng
_Vua Lê Thái Tổ tính rất
đúng : sau 7 năm dưới trướng vua, các
tướng đều giỏi lược thao, đảm
đương được trọng trách
Quân ta thắng ở mọi mặt
trận, Vua Lê Thái Tổ rời Thanh Hóa , ngự ở hành
dinh Bồ đề mà vây Đông Đô.
Cuộc bình định thành công
vì :
_Vua Lê Thái Tổ có tài huấn luyện
võ tướng
_Vua Lê Thái Tổ tín nhiệm các
tướng
_Vua Lê Thái Tổ nắm lấy ngay
thời cơ
XI) Mưu mẹo mai phục thần
kỳ
Vua Lê Thái Tổ có mưu mẹo mai
phục thần kỳ. Đến nỗi vua nhà Minh cũng
biết chuyện này, khi sai Liễu Thăng sang đánh, vua
Minh có dặn Liễu Thăng coi chừng mai phục.
GCL cũng có mưu mẹo mai phục
thần kỳ.
Về điểm này ta tạm cho hai
người tương đương tài nhau.
Nên nói một điểm đặc
thù trong mưu mẹo mai phục của vua Lê : nhà vua
ước lượng (đúng) lộ trình của
địch mà mai phục.
Sau đó giặc Minh biết vậy,
nên dò đường cẩn thận và . . . vẫn bị
phục kích như thường !
Thật xưa nay chưa từng
có !
[Còn
Tiếp]
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Sách tham khảo
Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư, Sử quan đời Trần
và Lê Trịnh
Đại
Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn
Lam
Sơn Thực Lục, Nguyễn Trãi viết theo lời
kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương
Mục, sử quan triều Nguyễn
Hoàng
Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái
Lịch
triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú
Việt
Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim
Đông Châu Liệt Quốc
Hán Sở
Tranh Hùng
Sử
Ký , Tư Mã Thiên
Tam
Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả
Tử Vi Lang
Tôn
Tử Binh Pháp, Tôn Tử
Ngô
Tử Binh Pháp, Ngô Khởi
Thái
Công Binh Pháp
*
*
Trang
Nhà Lê Anh Chí
-------------------------------------
* Trang Chính * Văn
Học * Thơ *
-------------------------------------
* Bài
mới Trang LêAnhChí * Bài
mới Kiến Tánh *
----------------------------------------------------
* Nối kết Phật Pháp * Lê
Gia * Nối kết
Văn Học *
----------------------------------------------------